Cách nuôi gà chọi đòi hỏi sư kê phải có kiến thức và kỹ thuật mới có thể thực hiện một cách bài bản. Bài viết dưới đây Go88 sẽ mang đến một số thông tin hữu ích giúp bạn chăm sóc chiến kê hiệu quả nhất.
Hướng dẫn lựa chọn giống gà chọi tốt
Trước khi đi vào cách nuôi thì điều đầu tiên mà bạn cần chú ý đến đó chính là khâu chọn giống. Chỉ khi tìm được giống tốt mới giúp tạo ra những chiến kê mạnh mẽ.
- Dựa trên đời mẹ: Đối với những loại thuần chủng thường sẽ có ưu điểm thừa hưởng từ đời trước nhiều hơn so lai tạp. Do đó hãy lưu ý chọn những con có giống tốt, mua tại các địa chỉ uy tín để tránh trường hợp bị lừa đảo.
- Xem tướng: Xác định gà chọi tiềm năng thông qua dáng đứng, cơ bắp phát triển, lườn sâu, đầu vuông, mắt lồi. Đối với phần mỏ thường là loại ba lá, mỏ sẻ hoặc mỏ vẹo.
- Màu sắc lông: Thông thường những giống hiếm có màu đen tuyền, đỏ tía hoặc gà ngũ sắc. Ở phần đuôi có nhiều khúc trắng, hay gọi là nguyệt cung, nếu có dạng dài cũng là dấu hiệu của gà tốt.
Cách nuôi gà chọi – Xây dựng chuồng trại đạt chuẩn
Yếu tố tiếp theo mà người nuôi cần chú ý đến đó chính là đảm bảo chất lượng chuồng trại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe và quá trình phát triển của chiến kê nên cũng hết sức quan trọng.
Vị trí chuồng nuôi
Khi lựa chọn địa điểm xây chuồng bạn hãy quan sát địa hình xung quanh, nên chọn những nơi cao ráo, thoáng mát. Ngoài ra cần đón ánh nắng mặt trời tốt nhưng không chiếu thẳng vào chuồng. Sư kê cũng nên tránh việc để chuồng ở vị trí ẩm ướt vì dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây ra các loại bệnh.
Kết cấu tiêu chuẩn
Nói về cách nuôi gà chọi thì cũng không thể bỏ qua việc xây chuồng đạt chuẩn. Sau khi đã tìm kiếm được vị trí đẹp thì hãy tiếp tục những bước sau:
- Kích thước: Tùy thuộc vào giống gà đang nuôi bạn phải tính toán số lượng sao cho phù hợp trên 1 mét vuông. Đảm bảo chúng có đủ chỗ vận động, không nuôi quá dày dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh.
- Nền chuồng: Có thể xây bằng nền xi măng hoặc gạch đều được. Tuy nhiên cần chú ý xây dựng hệ thống thoát nước, vệ sinh thường xuyên. Ngoài ra nên rải thêm trấu hoặc cát để đảm bảo sạch sẽ cũng như giữ ấm về mùa đông.
- Vách chuồng: Thông thường dùng lưới thép hoặc tre nhằm giữ sự thông thoáng mà vẫn đảm bảo an toàn. Đặc biệt phải có mái che chắn nắng mưa để tránh việc chúng bị bệnh.
Cách nuôi gà chọi – Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định để bạn có thể đảm bảo gà lớn nhanh, đủ chất, phát triển tốt. Tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi dưỡng hãy hết sức chú ý đến khẩu phần mỗi ngày.
- Gà con: Ưu tiên bổ sung cám gạo hoặc thóc đã nảy mầm. Ngoài ra còn có thể kết hợp thêm ngô, cá tươi nấu chín cùng với rau. Thông thường thời gian cho ăn hợp lý rơi vào 9 giờ sáng và 4 giờ chiều. Sau bữa chính nên bổ sung thêm bữa phụ như trái cây, vitamin để đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất. Người nuôi cũng nên thả vườn cho chúng tự do kiếm ăn thêm.
- Gà trưởng thành: Theo cách nuôi gà chọi ngoài những thức ăn như trên gà sẽ cần thêm các loại thịt bò, chất tanh từ bò sát, lươn. Nếu được hãy chia thành các phần ăn gồm 0.25kg lúa, 0.1kg rau và 0.1kg thịt bò. bạn cũng có thể linh hoạt thay thế bằng côn trùng, trứng vịt lộn, ngũ cốc nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
- Lưu ý: Không nên cho ăn quá nhiều trong ngày, đặc biệt tránh ăn buổi đêm sẽ gây thừa mỡ mà không phát triển cơ. Thời điểm cho uống nước rơi vào khoảng 2 lần 1 ngày. Trong tuần nên có từ 2-3 lần bổ sung viên uống vitamin.
Cách nuôi gà chọi đá hay với các bài huấn luyện
Quy trình chăm sóc gà chọi thì không thể thiếu các bài tập. Sư kê cần cân bằng thời gian nghỉ ngơi với huấn luyện để giúp gà thích nghi với trận chiến.
Vận động mỗi ngày
Mỗi ngày đều cần thả vườn cho gà tự do hoạt động, không nuôi nhốt dẫn đến thừa cân. Ngoài ra để kích thích sự phát triển cơ bắp hãy gắn 1 quả tạ nhỏ vào chân của chúng. Sau khi thấy đã quen thì tăng dần cân nặng lên nhằm tạo sự săn chắc cho từng thớ thịt.
Tập vần hơi
Đối với cách nuôi gà chọi thì vần hơi là phương pháp mang lại hiệu quả khá cao và được nhiều người áp dụng. Hãy để chiến kê tham gia tập luyện cùng với đối thủ trong khoảng từ 3 đến 5 giờ liên tục. Trước đó hãy bọc kỹ cựa để tránh gây ra tình trạng bị thương nặng. Tuy nhiên cần lưu ý tần suất mỗi tháng chỉ khoảng 2 đến 3 lần, tránh tập quá sức.
Bài viết trên đã chia sẻ cách nuôi gà chọi chi tiết mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng với thông tin này các sư kê sẽ đào tạo ra một chú gà mạnh mẽ, bách chiến bách thắng.